Các quy định mới về tự in hoá đơn GTGT và quy định tổng thanh toán dưới 200.000 đồng không phải lập hóa đơn GTGT

Thứ tư, 26 Tháng 5 năm 2010
In

 

 

   Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn.

Đó là một trong những nội dung của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau; trong đó, Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.

Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao các loại hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh.

Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khá cluân chuyển theo quy định.

   Điều kiện được tự in hóa đơn

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luậtđược tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.

Hóa đơn gồm các loại: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác như vé, thẻ...

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức: hóa đơn tự in,hóa đơn điện tử và hóa đơn đặt in.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác chỉ được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.

Một hình thức mới là hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch Điện tử.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử thì phải đặt in hóa đơn. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn. 

Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trường hợp bánhàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều ngườitiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theoquy định của Bộ Tài chính.

Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in

Cục Thuế được đặt in hóa đơn để bán,cấp cho các tổ chức, cá nhân. Các hóa đơn này phải có tên Cục Thuế ở góc trên bên trái của tờ hóa đơn.

 Hóa đơn do các Cục Thuế đặt in chỉ được bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương. Ngoài ra, hóa đơn này được cấp cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cần cóhóa đơn để giao cho khách hàng.

theoTuấn Khang- chinhphu
(Nguồn: Nghị định 51/2010/NĐ-CP)

 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: