Ương tôm để nâng cao tỷ lệ sống

Thứ năm, 25 Tháng 4 năm 2013
In

(Thủy sản Việt Nam) - Hiện nay, đang vào mùa thả tôm giống, tuy công việc cải tạo chuẩn bị ao nuôi khá tốt nhưng vẫn có hiện tượng tôm thả xuống bị chết hoặc bị hao hụt rất lớn. Để hạn chế tình trạng này, nhiều nơi đã tiến hành ương tôm giống trong bể trước khi thả giống xuống ao. Phương pháp này hạn chế được rất nhiều rủi ro.

Ương tôm trong ao đất trước khi thả nuôi hạn chế nhiều rủi ro - Ảnh: Phan Thanh Cường

Khi mua tôm Pl nếu vận chuyển quãng đường xa từ nơi sản xuất giống đến ao nuôi (hàng trăm km). Mặc dù thực hiện đúng kỹ thuật như cân bằng nhiệt độ, độ mặn trước khi thả, tuy nhiên hao hụt là điều không tránh khỏi và khó kiểm soát tỷ lệ sống.

Nhiều ao nuôi sau khỉ thả giống được ít ngày thì tôm chết, phải cải tạo lại ao nuôi từ đầu, gây tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều trại tôm giống đã ương tôm từ giai đoạn Pl, về ương khoảng 20 ngày sau đó xuất bán. Nếu như trước đây tôm giống được bán bằng phương pháp so màu, thì sau khi ương các trại giống bán tôm theo phương pháp đếm từng con một (tôm đếm). Giá tôm sú “đếm” dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng/1 vạn. Với giá này, tuy có cao hơn tôm sú chưa ương nhưng người nuôi cảm thấy yên tâm hơn khi thả giống.

Phương pháp ương tôm (gièo tôm) của các hộ, trang trại trước khi thả có thể được thực hiện trong ao đất, trong bể. Tuy nhiên, nên ương tôm trong bể xi măng bởi sẽ kiểm soát được tôm giống dễ hơn so với ương trong ao đất. Mật độ ương có thể đạt đến hàng trăm con/m2 tùy vào điều kiện và kỹ thuật chăm sóc. Sau khi ương từ 15-20 ngày, tôm lúc này đã khỏe và hồi phục sau quãng đường vận chuyển, nếu giống có vấn đề về bệnh tật hoặc chết thì chỉ cần dọn bể ương lại, còn nếu thả trực tiếp xuống ao từ lúc mua giống về thì khi tôm chết phải cải tạo ao lại từ đầu rất tốn kém. Ương tôm trước khi thả không chỉ quan trọng với nuôi thâm canh mật độ cao mà còn hiệu quả cho việc nuôi tôm trong ruộng hoặc nuôi quảng canh sinh thái.

Tuấn Tú


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: