logo-apt-new

Bảo đảm sức khỏe người lao động

Email In PDF.

Bảo đảm sức khỏe người lao động
Chế biến sản phẩm tại Công ty APT.

Thành phố Hồ Chí Minh vừa nới lỏng giãn cách, không ít doanh nghiệp đã chủ động tăng ca, giờ làm để tăng năng suất sản xuất, trả đơn hàng cho đối tác. Tuy nhiên, nhiều đơn vị xác định, đây chỉ là giải pháp tạm thời và phải bảo đảm sức khỏe người lao động.

Theo dự thảo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về điều chỉnh giờ làm thêm của người lao động sẽ bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ/tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa từ 200 - 300 giờ/năm cho tất cả ngành nghề thay vì một số ngành đặc thù như quy định hiện hành. Việc tăng giờ làm thêm phải được người lao động đồng thuận, bảo đảm giờ làm việc và nghỉ ngơi theo quy định. Quy định áp dụng từ nay đến hết ngày 31/12/2024. Dự thảo này đã được các bộ, ngành, tổ chức liên quan thống nhất.

Làm việc tại TP Hồ Chí Minh gần 15 năm, chị Trần Thị Tình (42 tuổi, công nhân may mũ nón ở quận 12) cho biết: Hiện, chị đang làm việc theo ca 8 tiếng với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng. Những tháng tăng ca thì thu nhập gần 10 triệu đồng. “Tôi muốn làm thêm giờ để có thêm thu nhập, vì nếu làm 8 tiếng/ngày sẽ không đủ để trang trải cuộc sống, trong khi còn phải nuôi con nhỏ, tiền thuê trọ và nhiều chi phí sinh hoạt khác…” - chị Tình tâm sự. Hai tuần trước, chị Trần Thị Hà (45 tuổi, công nhân Công ty Nissei Việt Nam, Khu chế xuất Linh Trung 1, TP Thủ Đức) đi làm trở lại sau thời gian ở nhà do dịch.

Chị Hà cho hay, với mức lương hiện nay, mỗi giờ tăng ca chị được thêm khoảng 100 nghìn đồng. “Nếu được làm thêm khoảng 30 giờ mỗi tháng, tôi có thêm 2 - 3 triệu đồng, cộng với tiền lương thì thu nhập của tôi cũng ổn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn tác động, chúng tôi mong muốn được tăng ca để có tiền trang trải cuộc sống. Đương nhiên, dù làm thêm với số giờ ra sao thì chúng tôi cũng cân đối để bảo đảm sức khỏe” - chị Hà nói.

Ngay khi hoạt động trở lại, Công ty cổ phần Kinh doanh thủy, hải sản Sài Gòn (APT) đã phục hồi sản xuất được 75% so với trước đây. Đơn vị lại có nhiều đơn hàng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng gặp khó khăn về lao động. Trao đổi về vấn đề làm thêm giờ, Tổng Giám đốc APT Trương Tiến Dũng cho rằng, việc tăng ca không phải là ý chí của doanh nghiệp mà phải hài hòa giữa nhà quản lý và người lao động.

Tuy nhiên, nếu công ty có tăng ca cũng sẽ không tăng quá nhiều, quá dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. "Sau giãn cách, doanh nghiệp đối diện nhiều thách thức, bởi quý IV là cao điểm của mùa sản xuất. Trong khi đó, lao động về quê chưa quay trở lại khiến chúng tôi phải xoay đủ kiểu để kịp tiến độ đơn hàng. Thế nhưng chúng tôi không đặt nặng vấn đề phải tăng thêm giờ đối với công nhân. Nếu có tăng giờ, tăng ca thì phải có ý kiến của Ban quản lý Khu công nghiệp, Ban Chấp hành công đoàn, tâm tư nguyện vọng công nhân".

Mở cửa hoạt động trở lại từ đầu tháng 10, chủ cơ sở thực phẩm Hồng Thủy Nguyễn Thị Thủy (quận Tân Phú) cho rằng, việc tăng thời gian làm thêm sẽ đồng nghĩa với nguy cơ suy giảm sức khỏe của người lao động nhiều hơn, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động. “Do đơn hàng quá hạn nên trong tháng đầu tiên sau khi tái khởi động, chúng tôi có tăng thêm 1 - 2 giờ trong ngày. Tuy nhiên, khi đã xong đơn hàng, chúng tôi cũng tạm ngừng tăng ca. Theo tôi, việc tăng giờ làm thêm cần được nghiên cứu kỹ và nên có giới hạn nhất định để bảo đảm sức khỏe của người lao động” - bà Thủy nói.

Theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, để “cứu” các đơn hàng, cơ quan chuyên môn cần có kế hoạch mở cửa sản xuất trở lại càng sớm càng tốt, phải rõ ràng, có thời gian cụ thể. “Hiện nay, độ phủ vắc-xin khá cao, nhiều doanh nghiệp đạt từ 80 - 100%. Do đó, để việc tiêm vắc-xin có ý nghĩa, cần sớm có kế hoạch mở cửa một cách toàn diện, đơn giản hóa các thủ tục mở cửa, tránh tình trạng mỗi địa phương một kiểu” - đại diện Hiệp hội nói.

Nhiều chuyên gia lao động cho rằng, để các doanh nghiệp Việt Nam làm kịp các đơn hàng cho đối tác, nhà chức trách cần nghiên cứu bỏ quy định số giờ làm thêm trong một tháng, tạo điều kiện linh hoạt cho sản xuất nhằm đáp ứng đơn hàng. Đồng thời, nới khung giờ làm thêm tối đa trong một năm không phụ thuộc vào ngành, nghề sản xuất, để bù đắp cho việc thiếu hụt lao động trầm trọng do dịch Covid-19 gây ra. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có kế hoạch làm thêm giờ thì dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Bài và ảnh: PHƯƠNG VY (Theo nhandan.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Sản phẩm nổi bật

Tin tiêu điểm

Video

Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay457
mod_vvisit_counterTuần này1827
mod_vvisit_counterTất cả1663185

Hỗ trợ trực tuyến

Xuất khẩu
(+84-8-37541812 - 37542089)

Kinh doanh nội địa
(+84-8-37541813 - 37540539)

Sản xuất - Gia công
(+84-8-37541890)

Liên kết Websites:

satra logo vasep
logo nnvptnt logo haiquanvn